Đã
40 năm, có lẽ tất cả cũng đã theo bước thời gian mà mờ nhạt, có chăng là chút
kỷ niệm lảng đảng đôi khi chợt trở về. Tôi chưa lần nhắc nhở bởi cũng chẳng
thấy hay ho hay hãnh diện, cũng chẳng cần giải thích biện mình, tôi cho
rằng thế thời phải thế, có gì đâu để tuyên dương hay kể lể, nhưng nội dung bài
viết quá xa với sự thật, nếu không muốn nói là quá cường điệu, nhằm đánh bóng
tên tuổi…. hơn là một sự thật để nói về.
Trước
hết bài tựa “…C 130 đào thoát…” tôi thật không đồng ý chữ đào thoát chút nào
vì hoàn toàn không đúng trong trường hợp này, không biết tác giả có hiểu chữ
đào thoát là gì không? Chúng tôi rời VN nhưng không đào thoát khỏi VN, vì VN
trước 75 đâu phải địa ngục trần gian hay là lao tù CS cần phải đào thoát,
chúng tôi ra đi vì chúng tôi biết đến lúc cần phải ra đi, nên sự ra đi như là
một cứu cánh cuối cùng , trước giờ VN rơi vào tay CS.
Một
hôm tình cờ đọc được một phần tin tức nhỏ của báo Chính Luận “ Nếu người Mỹ
thua trận rút lui, họ sẽ mang theo tất cả nhân viên và gia đình của họ, cũng
như các nhân viên và tướng lãnh cao cấp VN” Không cần suy nghĩ nhiều
cũng biết bàn cờ VN đã được sắp xếp xong, vì ai đời đang đánh giặc mà tính
chuyện thua trận rút quân như thế nào… thì còn con khỉ gì nữa mà
đánh.
Tôi
cũng có dịp nghe Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói chuyện với các giáo
chức là “ nếu Mỹ bỏ VN, tôi sẽ cho không CS miền Nam nầy và họ sẽ
đánh qua tới Mỹ…”
Thêm
vào đó đầu năm 75, tất cả nhân viên phi đoàn được lịnh phải trồng trọt khoai
sắn…Tối thì tập hợp hát những bản nhạc phản chiến của TCS (Từ Bắc vô Nam …)
Sao kỳ vậy!? Tôi không hiểu lệnh từ đâu? Bây giờ thì ai cũng biết là
chuẩn bị đi “tù cải tạo”, như vậy chuyện VN đã được sắp đặt, CS đã có người
tay trong cả !
Gặp
anh Giản trí Lực dùng pick up đưa tôi ra phi cơ, tôi rủ anh Lực đi bay với
tôi, Lực nói bay cả ngày mệt quá , còn bao nhiêu tiền tôi móc đưa hết cho Lực, Lực và tôi rất thân nhau, chúng tôi đi Hong Kong, Đài loan với nhau, tôi
nhớ anh Lực chúc anh may mắn và nhiều sức khỏe. Tôi kiểm tàu cho đổ đầy xăng
và hỏi hoa tiêu phụ (copilot) tên Việt có muốn về nghỉ không, tôi sẽ
bảo Khiêm bay thế cho, còn gì mừng hơn, thế là Khiêm thay vào ghế
copilot .
Thay
vì đi Phan Rang, tôi bay thẳng đến phi trường Long Thành, đáp xuống,
rời runway vào taxiway, tôi ra lệnh các anh ở sau mở hết locks của
5 pallets hàng , hoàn toàn không ai biết những gì trong đó, mở ramp sau tôi
cho thả từng pallet xuống hết trên taxiway, đây là công việc bình thường của
C.130 . Phi cơ tiếp tục di chuyển đến cuối sân tôi quay đầu phi cơ lại để sẳn
sàng cất cánh . Khi dừng phi cơ anh Tâm lo phía sau, bao nhiêu người lên tôi
không hề biết, tôi nghĩ chỉ có gia đình anh Tâm và Khiêm thôi, khi đó có một
chiếc xe Jeep của Lực Lượng Đặc Biệt ra, và nói chuyện với các nhân viên làm
việc phía sau, anh Đại úy LLĐB cầm cây súng M79 tù dưới đất chĩa vào tôi,
tôi lấy phi vụ lệnh bảo Khiêm xuống đưa cho họ, cho đến lúc đó cũng không ai
biết tôi đã sửa phi vụ lệnh là chở gia đình Tướng LLĐB, để bảo đảm cho chuyến
bay tôi bắt anh cơ phi Lộc xoay ghế ngược lại quay mặt ra sau, khoảng vài ba
phút, qua đường vô tuyến tôi gọi Khiêm đang ở phía sau hỏi Khiêm xong chưa?
Khi xong đóng ramp lại, trong khi Khiêm lo đóng ramp ở đàng sau, tôi cất cánh
một mình, bắt đầu lên gear, flaps một mình, chuyến bay đã cất cánh. Anh
Phạm Quang Minh (anh lớn của Tâm và Khiêm cũng là hoa tiêu A.37) lên phòng lái
thấy không ai ngồi ghế copilot nên anh nhảy vào ngồi đó, cho đến khi Khiêm lên
thay anh.
Sau
khi gear và flaps up tôi bay sát trên vườn cao su ra biển, tôi tiếp tục
bay sát mặt biển để né tránh radar, hơi nước dưới biển do 4 động
cơ thổi bay mịt mù bao lấy thân phi cơ, còn bên trong phi cơ thì hơi của máy
lạnh cũng mù mịt thổi ra.
Phòng
lái (cockpit) của C.130 nằm trên cao riêng biệt, cách sàn phi cơ gần cả 2
thước , hành khách thì ngồi trên sàn tàu dưới thấp không ai vào được phòng
lái, tôi bay sát mặt biển ai cũng căn thẳng không ai nói một lời nào nên không
có chuyện bà mục sư PVN hỏi này nọ và nghe phi hành đoàn bàn bạc.
Khi
đến Singapore, chúng tôi gọi đài xin đáp, họ chấp nhận cho chúng tôi đáp bình
thường, tôi còn nhớ cơn mưa lớn vừa xong nhưng ngoài trời vẫn còn những giọt
mưa rơi lác đác, lúc ấy chắc đã hơn 7 giờ tối, không có ai ra làm việc với
chúng tôi . Anh Tâm cố giải thích với đài kiểm soát là chúng tôi đến đây với
tình trạng bất hợp pháp vì không có giấy phép nhập cảnh, cần gặp người có thẩm
quyền.
Sau
một ngày ở Detention Center, họ cho xe đến chở tôi, Khiêm, và anh Minh, bằng
xe bít bùng , đi đâu chẳng biết đi đâu, khi đến phi trường mới biết là họ muốn
nhờ chúng tôi lái chiếc C.130 của chúng tôi sang đậu ở phi trường quân sự, và
sau nầy chiếc phi cơ đó được đưa về Mỹ đặt trong viện bảo tàng ở Washington
DC
Sau
2 tuần bị giam giữ, thì sóng gió bắt đầu xảy ra khi một số người trong nhóm
bắt đầu càu nhàu , trách cứ, đổ thừa , VN có mất đâu mà đi bây giờ phải
sống như vầy ? Anh Tâm khi dể không trả lời , tôi cũng làm thinh không nói một
lời vì tôi và anh Tâm biết chúng tôi đang làm gì .Tôi thật chán ngán, tự hỏi
không biết là họ có suy nghĩ trước khi nói ra điều đó không. Thứ nhất
tôi chưa hề mời họ lên tàu tôi, thứ hai tôi cũng chưa lấy ai một đồng lệ phí
lên tàu, họ đến từ đâu tôi chẳng biết, rồi thì than vãn gây gổ, đổ thừa loạn
cào cào… Thế mới biết lòng phản trắc của con người, khi gặp trở ngại thì ném
đủ thứ tội lên người khác, nhưng bây giờ được sống ở Mỹ sung sướng ấm no, họ
có nghĩ đến một lời cám ơn những người mang họ đến đây, hay chỉ là những thờ ơ
vô tình của nhân thế. So với những người vượt biển mà mạng sống treo đầu chỉ,
gian nan đau khổ, mất mát…họ có thấy mình quá may mắn
chăng???
Hàng
ngày họ họp nhau cầu nguyện, gây gổ, cầu nguyện, cằn nhằn, cứ thế xảy ra hoài
. Cuối cùng không chịu nổi nữa tôi phải đứng lên “ Thưa quí vị, tôi là người
đạo Phật không cùng tôn giáo với quí vị, nhưng tôi thấy quí vị hàng ngày cầu
xin Chúa yêu thương, lo lắng …nhưng sao quí vị không hề yêu thương và lo lắng
cho nhau, chỉ biết gây gổ không thôi, ngày nầy qua ngày khác…” Ông mục sư Phạm
văn Năm đứng lên xin lỗi tôi. Anh Tâm cũng rất bực mình. Mục sư Hoàng
nay ở CA chắc cũng không quên câu chuyện này . Đó là chuyện của Detention
Center.
Chuyến
bay Pan Am đưa chúng tôi đi sau một thời gian dài , đáp xuống Hawaii , chúng
tôi được xuống phi cơ khoảng vài giờ , sau đó lên tàu tiếp tục cuộc hành
trình . Tôi lên phòng lái ngồi trò chuyện với Captain của chuyến bay đó,
trong lúc trò chuyện tôi hỏi chuyến bay nầy đi đâu vậy, họ giữ im lặng, vẫn là
một bí mật, chỉ khi đến nơi thì tôi mới biết đó là đảo Saipan mà thôi.
Một “Trust Territory” dưới quyền điều hành của US. Và do sự sắp xếp của
European Immigration Orgazination đưa đến đây . Saipan ở Northern Mariana
Islands , một đảo nhỏ khoảng 200 miles Đông Bắc của Guam .Bây giờ thì đúng
thật là sung sướng, hằng ngày được ăn ngon, đêm ngủ ở khách sạn 4 sao, đi chơi
hay ngắm biển tự do.
Nhưng
không lâu chỉ khoảng một tuần sau đó, thì chính phủ Mỹ đưa chúng tôi đến Guam,
và chúng tôi lần lượt vào Hoa Kỳ như mọi người.
Anh
Phạm Quang Tâm làm giảng sư (Professor) cho Đại Học ở Iowa từ năm 1978
sau này tôi mất liên lạc . Anh là một người rất tài giỏi, trí thức, đạo
đức….gần anh một ngày bằng đi đến trường học một tuần. Tôi buồn và thắc
mắc tại sao anh là nhân vật chính của chuyến bay C.130, nhưng suốt bài viết
của bà PVN không hề nhắc nhở đến tên anh. Chúc anh chị luôn khoẻ mạnh và xin
Chúa ở cùng anh chị
Phạm
Quang Khiêm bay Copilot cho US Airway, bây giờ cũng đã là nhân viên retired
của American Airlines.
No comments:
Post a Comment