Tuesday, October 13, 2020

Đây là 1 số hình chụp hôm chiều thứ Tư 7/10/2020. Trong một buổi họp nhỏ của Bảo-tàng-Viện National Warplane Museum tại Geneseo New York

 

Đây là 1 số hình chụp hôm chiều thứ Tư 7/10/2020.
Trong một buổi họp nhỏ của Bảo-tàng-Viện National Warplane Museum tại Geneseo New York gần nơi  Đ/u 'Trị cư ngụ .
Đáng lẽ đã sơn xong hết 100/100 VNAF. Nhưng vì Covic nên có lẽ hè năm 2021 trong dịp Airshow sẽ làm lễ khánh thành luôn.
Trong dịp này Đ/u Trị và con gái ( Làm cảnh sát cho phi-trường cỏ này mỗi lần có Airshow) cũng đến tham dự. Cháu Larkin 11 tuổi cũng trình cái check 700$ mà cháu may bán được góp chút đỉnh chi việc trùng tu, bên KQ VN đã order thêm mấy chục cái face mask nửa nên khi nào may xong sẽ gởi hết số tiềng đến Museum nửa. Bảo tồn  HCF-460 , Quỷ cần 350 ngàn dollars cho việc tháo gỡ mang từ DC lên New York , ráp lại và sơn sửa khung phòng vì đã nằm ngoài sương gió trên 30 năm !
 
Regards









Friday, October 9, 2020

C130 thoát ra Việt Nam vào này 3 tháng 4 năm 1975
















 

Sự thật về chiếc C 130 đào thoát trong tháng tư 75 - Nguyễn Hữu Cảnh

Nếu không đọc  được bài viết “Sự thật về chiếc C 130 đào thoát trong tháng tư 75” được đưa lên mạng, mà tác giả là bà Mục sư Phạm văn Năm, có lẽ tôi cũng không muốn viết về chuyến bay nầy.
Đã 40 năm, có lẽ tất cả cũng đã theo bước thời gian mà mờ nhạt, có chăng là chút kỷ niệm lảng đảng đôi khi chợt trở về. Tôi chưa lần nhắc nhở bởi cũng chẳng thấy hay ho hay hãnh diện, cũng chẳng cần giải thích  biện mình, tôi cho rằng thế thời phải thế, có gì đâu để tuyên dương hay kể lể, nhưng nội dung bài viết quá xa với sự thật, nếu không muốn nói là quá cường điệu, nhằm đánh bóng tên tuổi…. hơn là một sự thật để nói về.
Tôi Th/Tá Nguyễn Hữu Cảnh, người phi công trưởng lái chiếc máy bay đó, là một trong 2 nhân vật chính trong chuyến bay C.130 rời VN ngày 3 tháng 4 năm 1975, nhân vật chính thứ 2 là Đ/u  Không Quân  Phạm Quang Tâm (một trong những người con của bà mục sư PVN), anh Tâm là giáo sư Anh văn có trường dạy Anh văn ở Saigon, qua Mỹ anh dạy cho Đại học ở Iowa, bài viết hôm nay ra đời như một bất đắc dĩ, mong sự việc nầy không làm buồn người trong cuộc, bởi sự thật cần phải trả về cho sự thật, là người lính như bao người lính khác, sự chải chuốc, ba hoa tôi thật không quen.
Nói là nhân vật chính vì chương trình ra đi đó là do tôi và anh Tâm cùng phát thảo, lên chương trình và cùng thực hiện… nhằm đưa gia đình đôi bên rời VN, không có mục đích thương mại bán chỗ như nhiều người ngộ nhận. Cần nói thêm một chút là cả 2 gia đình chúng tôi đều quen biết nhau từ những ngày còn ở Đalat
Trước hết bài tựa “…C 130 đào thoát…” tôi thật không đồng ý chữ đào thoát chút nào vì hoàn toàn không đúng trong trường hợp này, không biết tác giả có hiểu chữ đào thoát là gì không? Chúng tôi rời VN nhưng không đào thoát khỏi VN, vì VN trước 75 đâu phải địa ngục trần gian hay là lao tù CS cần phải đào thoát, chúng tôi ra đi vì chúng tôi biết đến lúc cần phải ra đi, nên sự ra đi như là một cứu cánh cuối cùng , trước giờ VN rơi vào tay CS.
Đã từ lâu tôi muốn bỏ VN ra đi, vì VN như một cái nhà mà những  cây cột chính đã bị mối mọt tham nhũng ăn mòn, mục nát, chỉ chờ ngày sụp đổ mà thôi, chỉ thương cho những thanh niên trai hùng thế hệ sinh ra và sống dưới mái nhà đó, tôi muốn đi nhưng chưa biết đi đâu, nếu Cambodge còn ở chế độ cũ thì tôi cũng đã đi lâu rồi, như anh Vương Tấn Đạt (L.19) , anh Nguyễn Bá Thể (trực thăng), hay anh Trạch (Khu trục)…. Do đó lúc nào trong xe của tôi cũng có sẵn một túi xách với các thứ cần dùng để chờ đợi một cơ hội .
Một hôm tình cờ đọc được một phần tin tức nhỏ của báo Chính Luận “ Nếu người Mỹ thua trận rút lui, họ sẽ mang theo tất cả nhân viên và gia đình của họ, cũng như các nhân viên và tướng lãnh cao cấp VN”  Không cần suy nghĩ nhiều cũng biết bàn cờ VN đã được sắp xếp xong, vì ai đời đang đánh giặc mà tính chuyện thua trận rút quân như thế nào… thì còn con khỉ gì nữa mà đánh.
Tôi cũng có dịp nghe Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói chuyện với các giáo chức  là “ nếu Mỹ bỏ VN, tôi sẽ cho không CS miền Nam nầy và họ sẽ đánh qua tới Mỹ…”
Thêm vào đó đầu năm 75, tất cả nhân viên phi đoàn được lịnh phải trồng trọt khoai sắn…Tối thì tập hợp hát những bản nhạc phản chiến của TCS (Từ Bắc vô Nam …) Sao kỳ vậy!? Tôi không hiểu lệnh từ đâu? Bây giờ thì ai cũng biết  là chuẩn bị đi “tù cải tạo”, như vậy chuyện VN đã được sắp đặt, CS đã có người tay trong cả !
Nhiệm vụ của tôi là tìm phi cơ, bãi đáp rước người là sân bay Long Thành, và hướng đi là Singapore, còn anh Tâm lo sắp xếp vận chuyển người trong gia đình, tôi chỉ nghĩ 2 gia đình khoảng trên dưới 20 người mà thôi, nhưng con số cuối cùng lên đến 56 người hoàn toàn ngoài dự liệu và hiểu biết của tôi, vì đây là công việc của anh Tâm .
Tôi chỉ muốn đi càng sớm càng tốt, nhưng tìm được phi cơ hay không lại là một quyết định may rủi của định mệnh, và định mệnh đã mỉm cười với chúng tôi trong ngày 3 tháng 4/75.  Khoảng 3 giờ chiều tôi còn nói với Tr/u Phi công Phạm Quang Khiêm (em trai Phạm Quang Tâm, cũng là người trở thành copilot cho tôi trong chuyến bay hôm đó) “ chắc hôm nay đi không được rồi ”, thì may sao một anh trưởng phi cơ mới bay về, đó là Đ/u Lộc (nick name là Lộc lêu bêu) đứng cằn nhằn là đã bay 2 lần rồi  bây giờ phải bay nữa . Thật đúng là cơ hội ngàn năm , tôi nói với Lộc là để tôi bay thế cho, anh mừng lắm , tôi vào  phòng hành quân nói Thiếu tá Nguyễn văn Nhân đổi tên tôi vào  chuyến bay nầy, lên Liên Đoàn Tác Chiến lấy Phi vụ lệnh phi vụ chở tiếp liệu ra Phan Rang, tôi gạch bỏ thay vào là đáp Long Thành chở gia đình Tướng Lực Lượng Đặc Biệt, bỏ vào túi áo bay .
Gặp anh Giản trí Lực dùng pick up đưa tôi ra phi cơ, tôi rủ anh Lực đi bay với tôi, Lực nói bay cả ngày mệt quá , còn bao nhiêu tiền tôi móc đưa hết cho Lực, Lực và tôi rất thân nhau, chúng tôi đi Hong Kong, Đài loan với nhau, tôi nhớ anh Lực chúc anh may mắn và nhiều sức khỏe. Tôi kiểm tàu cho đổ đầy xăng và hỏi hoa tiêu phụ (copilot) tên Việt có muốn về nghỉ không, tôi sẽ bảo Khiêm bay thế cho, còn gì mừng hơn, thế là  Khiêm thay vào ghế copilot .
Trong khi chờ đợi load hàng lên tàu, tôi trở vào phi đoàn chơi billard với anh em một lần cuối  trước khi ra đi .
Từ phi đoàn ra phi cơ tôi đi ngang Liên đoàn tác chiến, đưa tay chào 4-5 “Cù Lủ” đứng trên lầu nhìn xuống, khung cảnh thanh bình êm ã của một buổi xế chiều , đâu biết rằng sẽ có một trận bảo lớn sắp ập vào đất nước thân yêu của chúng ta !  Sau đó tôi ghé phi đoàn 435 thăm người bạn thân là Th/tá Nguyễn Tấn Minh, tôi hỏi anh có định đi đâu không, anh Minh trả lời “ chắc tôi không đi đâu ,  tôi sinh ở đây và chết ở đây Cảnh à”, sau vài ba câu hàn huyên, tôi chào anh ra đi, hiện nay anh Minh cũng ở AZ như tôi .
Tôi đi thẳng ra phi cơ, tất cả đã sẳn sàng, trước khi quay máy tôi bảo Khiêm thâu hết súng ống cá nhân  để sau ghế của tôi, đề phòng bất trắc. Tôi quay máy, lùi tàu ra, không ai nói với ai một lời, tất cả lặng lẻ làm nhiệm vụ của mình thật bình thường, nhưng có thật chúng tôi đang bình thường không, hay nỗi ngậm ngùi lưu luyến đã làm cho không gian chợt lắng đọng im lìm .
Cất cánh phi cơ lên cao , nhìn xuống Saigòn thân yêu, tim tôi đau nhói, lòng buồn vời vợi, tôi quay mặt ra cửa sổ, dấu đi những giọt nước mắt tự nhiên trào ra .
Thay vì đi Phan Rang, tôi bay thẳng đến phi trường Long Thành, đáp  xuống, rời runway vào taxiway, tôi ra lệnh  các anh ở  sau mở hết locks của 5 pallets hàng , hoàn toàn không ai biết những gì trong đó, mở ramp sau tôi cho thả từng pallet xuống hết trên taxiway, đây là công việc bình thường của C.130 . Phi cơ tiếp tục di chuyển đến cuối sân tôi quay đầu phi cơ lại để sẳn sàng cất cánh . Khi dừng phi cơ anh Tâm lo phía sau, bao nhiêu người lên tôi không hề biết, tôi nghĩ chỉ có gia đình anh Tâm và Khiêm thôi, khi đó có một chiếc xe Jeep của Lực Lượng Đặc Biệt ra, và nói chuyện với các nhân viên làm việc phía sau, anh Đại úy LLĐB cầm cây súng M79 tù dưới đất chĩa vào tôi, tôi lấy phi vụ lệnh bảo Khiêm xuống đưa cho họ, cho đến lúc đó cũng không ai biết tôi đã sửa phi vụ lệnh là chở gia đình Tướng LLĐB, để bảo đảm cho chuyến bay tôi bắt anh cơ phi Lộc xoay ghế ngược lại quay mặt ra sau, khoảng vài ba phút, qua đường vô tuyến tôi gọi Khiêm đang ở phía sau hỏi Khiêm xong chưa? Khi xong đóng ramp lại, trong khi Khiêm lo đóng ramp ở đàng sau, tôi cất cánh một mình, bắt đầu lên gear, flaps một mình, chuyến bay đã cất cánh. Anh Phạm Quang Minh (anh lớn của Tâm và Khiêm cũng là hoa tiêu A.37) lên phòng lái thấy không ai ngồi ghế copilot nên anh nhảy vào ngồi đó, cho đến khi Khiêm lên thay anh.
Sau khi gear và flaps up tôi bay sát trên vườn cao su ra biển, tôi tiếp tục  bay sát mặt biển để né tránh  radar, hơi nước dưới biển do 4 động cơ thổi bay mịt mù bao lấy thân phi cơ, còn bên trong phi cơ thì hơi của máy lạnh cũng mù mịt thổi ra.
 Phòng lái (cockpit) của C.130 nằm trên cao riêng biệt, cách sàn phi cơ gần cả 2 thước , hành khách thì ngồi trên sàn tàu dưới thấp không ai vào được phòng lái, tôi bay sát mặt biển ai cũng căn thẳng không ai nói một lời nào nên không có chuyện bà mục sư PVN hỏi này nọ và nghe phi hành đoàn bàn bạc.
Khi đến Singapore, chúng tôi gọi đài xin đáp, họ chấp nhận cho chúng tôi đáp bình thường, tôi còn nhớ cơn mưa lớn vừa xong nhưng ngoài trời vẫn còn những giọt mưa rơi lác đác, lúc ấy chắc đã hơn 7 giờ tối, không có ai ra làm việc với chúng tôi . Anh Tâm cố giải thích với đài kiểm soát là chúng tôi đến đây với tình trạng bất hợp pháp vì không có giấy phép nhập cảnh, cần gặp người có thẩm quyền.
Trong khi chờ đợi Singapore Airlines có mang thức ăn đến cho người lớn và sửa cho em bé.
Đến khoảng 1 giờ sáng thì có một phái đòan 5, 6 người (all big shots) trong đó có Đại sứ Bùi Diễm, sau khi nói chuyện với chúng tôi, họ cùng bàn bạc (cũng không biết họ bàn bạc cái gì), cuối cùng họ đưa chúng tôi về “Detention Center”. Đến đây tôi xin mở ngoặc để giải thích thêm cho rõ là tất cả mọi người khi rời máy bay phải đi tay không. Tất cả hành lý, đạn dược súng ống đều để lại trên phi cơ  (không có chuyện mở cửa máy bay ném vũ khí xuống biển, trừ khi tất cả cùng muốn tự vận mới dám mở cửa khi phi cơ đang bay với tốc độ hơn 600km/giờ, mà có muốn mở cửa cũng mở không được). Khi nói “Detention Center” thì có nghĩa là nói đến nhà tù, nhà tạm giam, chẳng qua thay đổi danh xưng cho đẹp mà thôi. Chúng tôi đến đây bất hợp pháp, thì bị bắt vào tù là đúng rồi, phải đợi điều tra và quyết định của chánh phủ Singapore chứ. Làm gì có chuyện họ đối với chúng tôi như khách mời  (I wish), trong Detention Center (nhà tù) tất cả cầu tiêu tầng dưới dành cho đàn ông đều không có cửa, tầng trên dành cho phụ nữ tôi không biết. Bửa cơm hằng ngày chỉ 1 món duy nhất là cá cơm khô xào với giá “ đều cạnh”(không thay đổi). Không hề có thịt thà  heo cuối như bài viết, hãy nhớ rõ một  điều chúng tôi là những người nhập cảnh bất hợp pháp , họ tạm giữ chờ quyết định . Chúng tôi hoàn toàn không được tiếp xúc với người ngoài, không radio, TV, báo chí, chúng tôi hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài . Hằng ngày chỉ có 1 ông nhân viên (hình thức như là một cai ngục) nói chuyện qua vuông cửa sổ nhỏ với người đại diện chúng tôi là anh Tâm ( anh Tâm là một người uyên bác, giỏi ngoại ngữ, giỏi ngoại giao, điềm đạm , rất tư cách…..) Thường sau khi thấy anh Tâm nói chuyện với ông “cai ngục” nhiều người cứ nhốn nhác hỏi anh Tâm có tin gì mới, thường thì anh lắc đầu vì không có gì cả, nhiều lần như vậy thì nhiều người không hài lòng cho là anh Tâm không nói sự thật, tôi thấy thật quái đản, đa số họ là người nhà của anh sao lại nghi ngờ anh? mà thật ra có gì đâu để giấu, không có tin tức thì lấy đâu mà anh kể. AnhTâm rất bực mình trước những thái độ kỳ cục đó, tôi thì buồn cười trong bụng
Sau một ngày ở Detention Center, họ cho xe đến chở tôi, Khiêm, và anh Minh, bằng xe bít bùng , đi đâu chẳng biết đi đâu, khi đến phi trường mới biết là họ muốn nhờ chúng tôi lái chiếc C.130 của chúng tôi sang đậu ở phi trường quân sự, và sau nầy chiếc phi cơ đó được đưa về Mỹ đặt trong viện bảo tàng ở Washington DC
Sau 2 tuần bị giam giữ, thì sóng gió bắt đầu xảy ra khi một số người trong nhóm bắt đầu càu nhàu , trách cứ,  đổ thừa , VN có mất đâu mà đi bây giờ phải sống như vầy ? Anh Tâm khi dể không trả lời , tôi cũng làm thinh không nói một lời vì tôi và anh Tâm biết chúng tôi đang làm gì .Tôi thật chán ngán, tự hỏi không biết là họ có suy nghĩ trước khi nói ra điều đó không.  Thứ nhất tôi chưa hề mời họ lên tàu tôi, thứ hai tôi cũng chưa lấy ai một đồng lệ phí lên tàu, họ đến từ đâu tôi chẳng biết, rồi thì than vãn gây gổ, đổ thừa loạn cào cào… Thế mới biết lòng phản trắc của con người, khi gặp trở ngại thì ném đủ thứ tội lên người khác, nhưng bây giờ được sống ở Mỹ sung sướng ấm no, họ có nghĩ đến một lời cám ơn những người mang họ đến đây, hay chỉ là những thờ ơ vô tình của nhân thế. So với những người vượt biển mà mạng sống treo đầu chỉ, gian nan đau khổ, mất mát…họ có thấy mình quá may mắn chăng???
Hàng ngày họ họp nhau cầu nguyện, gây gổ, cầu nguyện, cằn nhằn, cứ thế xảy ra hoài . Cuối cùng không chịu nổi nữa tôi phải đứng lên “ Thưa quí vị, tôi là người đạo Phật không cùng tôn giáo với quí vị, nhưng tôi thấy quí vị hàng ngày cầu xin Chúa yêu thương, lo lắng …nhưng sao quí vị không hề yêu thương và lo lắng cho nhau, chỉ biết gây gổ không thôi, ngày nầy qua ngày khác…” Ông mục sư Phạm  văn Năm đứng lên xin lỗi tôi. Anh Tâm cũng rất bực mình. Mục sư Hoàng nay ở CA chắc cũng không quên câu chuyện này . Đó là chuyện của Detention Center.
Sau khi TT Thiệu từ chức chắc khoảng 25 tháng 4 (tôi không nhớ rõ) họ cho người đến gặp đại diện nhóm là anh PQ Tâm, thông báo đưa chúng tôi rời trại, họ cũng chẳng cho biết đi đâu, chúng tôi rời trại bằng 2 xe bus, đến thẳng phi trường và đưa thẳng vào máy bay (giống như áp giải), đó là chiếc B.727 của hảng Pan Am, làm gì có chuyện đi  Limousine, đi ngắm cảnh biển Singapore như khách du lịch, hãy nhớ chúng tôi là người mà họ tạm giam vì nhập cảnh bất hợp pháp, tạm giam để chờ giải quyêt (có thể trả về VN, có thể cho đi định cư, không ai biết cả)  nên nói họ đối đải với chúng tôi như khách được mời đến, ăn ngon ngủ tốt, sống thoãi mái…. thì chỉ là một hoang tưởng mà thôi. Tôi không biết tại sao có một bài viết hoàn toàn sai sự thật, đầy bịa đặt như vậy, điều nầy đã rất phiền lòng tôi và tôi nghĩ anh Tâm cũng không vui. Im lặng là đồng lõa, nói ra thì chúng ghét, nhưng dù sao đi nửa tôi cũng phải viết lên sự thật
Chuyến bay Pan Am đưa chúng tôi đi sau một thời gian dài , đáp xuống Hawaii , chúng tôi được xuống phi cơ khoảng vài giờ  , sau đó lên tàu tiếp tục cuộc hành trình  . Tôi lên phòng lái ngồi trò chuyện với Captain của chuyến bay đó, trong lúc trò chuyện tôi hỏi chuyến bay nầy đi đâu vậy, họ giữ im lặng, vẫn là một bí mật, chỉ khi đến nơi thì tôi mới biết đó là đảo Saipan mà thôi.  Một “Trust Territory”  dưới quyền điều hành của US. Và do sự sắp xếp của European Immigration Orgazination đưa đến đây . Saipan ở Northern Mariana Islands , một đảo nhỏ khoảng 200 miles Đông Bắc của Guam .Bây giờ thì đúng thật là sung sướng, hằng ngày được ăn ngon, đêm ngủ ở khách sạn 4 sao, đi chơi hay ngắm biển tự do.
Nhưng không lâu chỉ khoảng một tuần sau đó, thì chính phủ Mỹ đưa chúng tôi đến Guam, và chúng tôi lần lượt vào Hoa Kỳ như mọi người.
Tôi học làm phi công lại ở Phi trường Fullerton , Ca , một công việc mà tôi rất yêu thích, nếu không muốn nói là rất đam mê, tôi thích bay bổng trên cao với trời xanh mây trắng, không gian thì vô hạn, nhìn xuống cây cối, nhà cửa, xe cộ, con người… thật bé nhỏ, lòng mình  chợt thấy  bao dung rộng mở lạ lùng. Đó là thứ cảm giác tuyệt vời nhất trong nghiệp bay, đó là thứ luôn thôi thúc tôi trở lại với nghiệp dĩ đi mây về gió.
Sau 10 năm (với bao khó khăn, tranh đấu…) tôi được lên trưởng phi cơ (Captain) DC 9, B.727 và sau cùng bay Captain trên chiếc Airbus 320 của America West Airlines .  Khi US Airway bị phá sản, rồi đến American  Airlines bị phá sản, thì America West mua cả hai,  lấy tên mới là American Airlines và tôi trở thành nhân viên retired của American Airlines.
Anh Phạm Quang Tâm làm giảng sư (Professor) cho Đại Học ở Iowa từ năm 1978  sau này tôi mất liên lạc . Anh là một người rất tài giỏi, trí thức, đạo đức….gần anh một ngày bằng đi đến trường học một tuần. Tôi  buồn và thắc mắc tại sao anh là nhân vật chính của chuyến bay C.130, nhưng suốt bài viết của bà PVN không hề nhắc nhở đến tên anh. Chúc anh chị luôn khoẻ mạnh và xin Chúa ở cùng anh chị
Phạm Quang Khiêm bay Copilot cho US Airway, bây giờ cũng đã là nhân viên retired của American Airlines.
Đây là sự thật (100%) về chuyến hành trình rời VN  của chúng tôi trên chiếc C.130  ngày 3 tháng 4 năm 1975
Nguyễn Hữu Cảnh

Thursday, October 8, 2020

Video về chiếc C130 bay ra Việt Nam vào ngày 3 tháng 4 năm 1975 tại phi trường dã chiến của TTHL Yên Thế Nha Kỹ Thuật

A former Vietnamese Air Force C-130A with tail code HCF-460 of the Transport Squadron that escaped Vietnam during the war to Singapore on April 3, 1975, has now found a permanent home a the Geneseo National Warplane Museum in New York. After the plane was retrieved by the US Air Force from Singapore, the plane had been used by the USAF in South Korea, then by the US National Guard in Selfridge Air Force Base in Detroit, Michigan. After that, it was used by the Milwaukee Air National Guard and found its way on July 1989 to Davis Mothan Base to find its resting place but was intercepted by the Smithsonian Air Museum, credit as first plane to escape Vietnam under harsh wartime conditions without a scratch. After it had been displayed, it made its last landing at the Dulles International Airport, at the Smithsonian Storage Facility where it had been sitting outside in the harsh elements because it was too big to be kept inside for storage. It was then to be displayed at the Smithsonian Air Force Museum Annex complete with the South Vietnamese markings, however, that deal fell through since the plane had too much work to do for the museum to take on at that time due to it sitting outside all those years. The C-130 was recently acquired by the Geneseo National Warplane Museum where it made its final trip up to New York where it will be restored to its glory with the permanent display of the South Vietnamese Air Force Markings and Insignia.

Wings and a prayer - Vietnamese pilot’s escape before the fall of Saigon

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham holds his first born daughter Phi Van while kneeling in front of a C-130 in Da Lat, Vietnam, in 1974.Courtesy of Khiem Pham

2,735
shares

You don’t just steal a C-130 military transport plane. For starters, they’re heavily guarded. Then, there is the matter of fuel. You need a crew. You need a plan. You don’t just climb in and fly away. You don’t just steal a C-130.

The old pilot smiles. The face is weathered, cracked from 73 years, but the eyes retain a glimmer of youth. At times, he closes them to recall the spring of 1975, when the world - long before viruses and lockdowns – went crazy.

Did it really happen? Was it nearly a half-century ago that he stole a C-130 transport plane and flew from a collapsing South Vietnam to safety in Singapore?

Yes, it happened. And yes it was that long ago.

“I got lucky,” he says with a smile. “God also watched over me.”

In April of 1975, with the Vietnam War raging to a bloody end, South Vietnamese Air Force Lt. Khiem Quang Pham had one chance – one – to save his family and himself. What resulted remains an incredible combination of luck, faith and perhaps divine intervention – a once-in-a-million set of moves that allowed Pham and 52 family members to escape South Vietnam. To this day, that unlikely journey is remembered regularly in the once-far-off place called America.

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham stole this Lockheed C-130 aircraft and flew to Singapore with 52 family members on April 3, 1975. He visited the plane once again on April 3, 2020, and met Don Wilson, a member of the committee raising funds for the Vietnam Veterans Memorial at the National Warplane Museum in Geneseo, NY.Courtesy of Khiem Pham

Pham’s plane – now on display at the National Warplane Museum in Geneseo, N.Y. – is part of a new memorial for Vietnam veterans, including some of the bravest of all – those who came from South Vietnam.

Earlier this month, he visited the plane in Geneseo. It was their fourth reunion. For the past 45 years, he kept tabs on her wherever she went. Pham said he’s happy that she is retiring at the museum.

Here is his story of a last shot at survival and how he flew himself and his family to safety aboard a stolen C-130 military transport plane.

Khiem Pham stole C-130 plane.

The Pham family photo in Nha Trang, Vietnam, in 1961. Khiem, age 14, stood next to his oldest sister at the top left. He came from a family of 10 siblings.Courtesy of Khiem Pham

Pandemonium

The son of a Protestant Christian pastor, Pham grew up with four brothers and five sisters, each of the boys serving in the South Vietnamese military. Three, including Pham, flew Air Force planes. As U.S. troops steadily withdrew from Vietnam in 1973, Pham’s fate grew increasingly desperate. The North Vietnamese Army was roaring into the South, unable to be stopped. Once the North took over, Pham’s family would be killed or sent to reeducation camps for torture. With each passing day, as each new city fell to the Communists, Pham prayed for answers. But his chances looked bleak.

The last remaining American combat troops pulled out of Vietnam on March 29, 1973. The signed peace treaty failed as Southern and Northern forces continued fighting for another two years. In March of 1975, Communist forces had swept through the South taking the central highlands. As part of the 435th Squadron, Pham flew some of the final missions to Da Nang, including one on the night before that city fell. It didn’t go well. The plan to drop off food and evacuate refugees fell into chaos. People trampled over each other, rushing to board the plane. As Pham taxied out, his loadmaster could not close the rear ramp; it was jammed with terrorized, desperate people, refusing to let go.

Pham’s C-130 – built to carry 92 – lifted off with an estimated 350 refugees. They stood shoulder to shoulder, no seats, clinging to line cables that ran the length of the cabin. As the plane rose, Pham foresaw the chaotic end. He thought of his own family in Saigon and wondered how he could save them.

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham's original flight suit during his escape to Singapore.Courtesy of Khiem Pham

By now, other pilots were whispering about getting out. To discourage escape flights, Vietnamese Air Force officials had begun strictly rationing fuel. Planes received only enough fuel to reach the assigned destinations and back.

One of Pham’s best friends, Major Canh Huu Nguyen, flew for the 437th Squadron. They discussed escaping via a stolen plane. But the stakes were high: If one pilot tried, authorities would crack down hard to stop others. They had one chance. “If we are not number one to escape, we will never be number two,” Pham told his friend. They had to go – now.

April 3, 1975: The Great Escape

For two days, Pham and Nguyen had secretly discussed logistics. To get out safely, they had to make sure no one else knew of their plans. Any breach would destroy their chances. The Communists had reached Da Lat, leaving Nguyen unable to contact his family. Pham believed the only way to keep the secret was to tell no one - even his family - until the last minute.

That day, at the Saigon airport, Pham and Nguyen awaited regular assignments. Pham’s mission was listed first on the docket – the worst scheduling possible, because it meant he could not tell his family to pack and prepare. Pham told his superiors he felt ill. They dropped him to last on the day list. That bought time to go home, find his brother and gather all relatives at his parent’s house. From there, they would drive to Long Thanh airport, an abandoned U.S. air base about 17 miles southeast of Saigon. For better or worse, they were going: Today. There was no Plan B.

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham stands in front of the C-130 in Vietnam.Courtesy of Khiem Pham

Pham returned to the airfield and feigned business as usual. By 3 p.m., he had not been assigned a plane. Without a mission, the escape plan was dead. The wait became agonizing. Finally, Nguyen called with news: He’d been ordered to fly a food supply mission to Phan Rang. But, since they were in different squadrons, they couldn’t fly together. Luckily, Nguyen’s plane had mechanical problems so they had to borrow a plane from Pham’s squadron. Next obstacle - getting rid of Nguyen’s co-pilot. Fortunately, the fella wanted to go on a date and was thrilled to switch places with Pham without telling the higher-ups! Pham sped home and told his family the time had come: They would escape or die trying.

Serendipity

Pham had one great fear -- that the plane wouldn’t have enough fuel for an escape.

In the cockpit, when he flipped the master switch to check the gauge, Pham’s heart leapt: A full tank! How could this be? Planes never carried full tanks. Then a line crewman apologized: While fueling the aircraft, he’d taken a cigarette break and overfilled it. He begged the pilots not to tell anyone. He’d go to jail. Pham said not to worry – he wouldn’t say a word.

Around 4 p.m., their plane lifted off. The other crew members – a flight engineer and two loadmasters – had no clue about Pham’s plan, until the aircraft landed at Long Thanh. There, after the crew unloaded 20,000 pounds of rice, Pham’s 52 family members came aboard. Pham told his stunned crew that the plane was not returning to Saigon. They’d be leaving the country. They could come with him or stay. One loadmaster left the plane. And then everything went crazy.

As Pham taxied onto the runway, a military jeep pulled into view. The loadmaster on the ground ran toward it, shouting and gesturing to the South Vietnamese Army soldiers that the plane was being stolen. The jeep pulled up close, and a soldier aimed an M-79 grenade launcher directly at Pham’s cockpit. It was a standoff, terrifying the pilots, crew and passengers. In that moment, Pham made the most important split-second decision in his life. Believing they would not fire on a plane full of people, Pham headed toward the runway, pressing the engines to full speed. The wheels lifted, and the plane left the soldiers in their jeep, holding their fire. He had guessed correctly.

Pham headed eastward out to sea, flying just above the tree-line to avoid radar detection. When he reached the ocean, he flew for an hour barely above the waves, then climbed to 16,000 feet – setting a course for Singapore. When Pham announced they had reached international waters, cheers erupted throughout the plane. But nobody knew what lay ahead.

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham as a young pilot age 27 flew a C-130 plane during one of many missions in Vietnam in 1974.Courtesy of Khiem Pham

Confusion

They touched down in Singapore around 7 p.m., in darkness and a steady rain. Pham told everyone to stay on the plane until they’d surrendered to the authorities. Pham, his brother, and Nguyen changed into civilian clothing and entered the terminal, looking for police. They found one security guard on duty. They explained the situation: They were South Vietnamese refugees seeking asylum. The guard looked dumbfounded. The office is closed, he told them. They should come back in the morning.

Pham said they needed to speak with the authorities. The guard searched for his boss, who was nowhere to be found. Around 1 a.m. – six hours after the landing – police trucks suddenly surrounded the plane. Another standoff loomed. There, Pham surrendered and asked for political asylum. The response: The Singapore Prime Minister was out of the country for two weeks. Meanwhile, police had contacted the Vietnamese Consulate.

Pham repeated to the Vietnamese official his request for asylum. He had no answer and left them at the airport with no comment. Local officials didn’t know what to do. Pham suggested they give him enough fuel to fly to Australia. The costs for such fuel would be around $5,000. The passengers passed the hat, collecting $400 and a few gold watches, rings, and jewelry. It didn’t matter. The authorities only accepted U.S. currency: Cash.

Khiem Pham stole C-130 plane.

On April 23, 1975, the Interior Minister of Singapore and his staff paid a visit to Pham's family and brought trays of gifts wrapped with candy, pastries, and champagne. Courtesy of Khiem Pham

Singapore Jail

Over the next few days, the family stayed in a cramped airport jail. They slept on floors and ate bland, tasteless food. At one point, Pham saw a Vietnamese C-130 land and anticipated the worst: It had come to take them back to Vietnam. Turned out, the plane was there for maintenance. And then, on Day Three, something happened. Their jailer said he could buy fresh food from the local markets, and the women could cook meals in the jail’s kitchen. Suddenly, the guards treated them kindly, with renewed respect.

Each night, the family prayed and sang Christian hymns. The chief jailer, also Christian, personally bonded with them. On the 19th day of their captivity, a boat arrived. They were taken to an island resort – no explanation given. The next day, the Interior Minister and eight others brought gifts of candy, pastries, and champagne. “On behalf of the Singapore government, we would like to apologize for keeping you guys in jail for 19 days,” Pham recalls the Minister saying. “If anyone mistreated you, let me know.”

Next morning, the Singapore military took them back to the airport. There, they received first-class seating on a flight to Guam. Soon after, they boarded another plane for new lives in the U.S.

Many years later, Pham learned why they received the red-carpet treatment. An American pastor by the name of Richard Pendell – a former director of the Work Relief Commission for relief operations in South Vietnam and a close family friend – had heard about the family’s escape through sources in Saigon. He’d sent $20,000 to a trusted lawyer in Singapore with a message: “By any price, you fight and make sure they don’t get sent back to Vietnam.” Pendell also sent $10,000 to make sure Pham’s family ate well during their incarceration.

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham reunited with Richard Pendell in the United States in 1970. Courtesy of Khiem Pham

Remembrance

This year marks the 45th anniversary of the fall of Saigon – April 30, 1975, a bittersweet date in U.S. and Vietnamese history.

Pham lives in Dayton, Ohio. He has three children and nine grandchildren. He has worked all his life.

“I was a gas boy,” he says of his career in America. “I started from the bottom. I cleaned the toilets, took out the trash, and pumped gas in a small airplane. I made $2.10 per hour at the time.”

Pham became a fueler, flight instructor, flight engineer and a pilot. He retired in 2006 as a pilot from US Airways with a total of 18,000 air flight hours.

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham retired in 2006 as a pilot from US Airways with a total of 18,000 air flight hours.Courtesy of Khiem Pham

Pham’s old C-130 was taken over by the U.S. Air Force. During a routine check, a former Air Force officer working for the Federal Aviation Administration recognized Pham and knew of his incredible story – the stuff of legend. As a result, Pham was reunited for the first time with the ‘borrowed’ C-130 in Detroit on April 23, 1985.

Last year, the Smithsonian donated the plane to the National Warplane Museum. Nicknamed the Saigon Lady, it is currently being restored and will be painted with the proper South Vietnamese Air Force markings. The estimated cost for the restoration is $250,000, to be raised with a raffle, scheduled for May 2.

Four times, Pham has visited the plane, whom he views as an old friend. He looks forward to seeing it restored to its youthful luster.

“It makes me so proud of the South Vietnamese Air Force,” he said. “I have a good life. I got lucky.”

Khiem Pham stole C-130 plane.

The Pham family photo in 1991 in the United States. Everyone stood or sat in the exact same positions as the 1961 family portrait in Vietnam. Khiem (top left) and all his brothers served in the South Vietnamese military. Three, including Khiem, flew Air Force planes. Courtesy of Khiem Pham

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham, his wife, three children, and nine grandchildren during a previous Christmas.Courtesy of Khiem Pham

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham attended the language school at Lackland Air Force Base in Texas as a VNAF air cadet in November 1969. He received his basic pilot training at Randolph AFB and later at Keesler AFB.Courtesy of Khiem Pham

Khiem Pham stole C-130 plane.

Khiem Pham as a young air force pilot in South Vietnam in 1974 kneels by the C-130 at Tan Son Nhat Airport in Saigon.Courtesy of Khiem Pham

Hình Ảnh về Tiểu Sử chiếc C130 thoát khỏi Việt Nam vào ngày 3 tháng 4 năm 1975